-HỎI ĐÁP VỀ SẢN PHẨM-
Tâm An trân trọng trả lời một số thắc mắc thường gặp của khách hàng khi sử dụng sản phẩm:
- Hệ thống Camera giám sát.
- Hệ thống Báo động.
Hệ thống Camera
1. Chất lượng & độ nét hình ảnh của camera phân biệt như thế nào?
Trả lời:
- Theo loại camera (từ thấp tới cao): Analog - HD - IP.
- Trong mỗi loại camera sẽ có các độ phân giải khác nhau (từ thấp tới cao): 1MP - 1,3MP - 2MP - 3MP - 4MP - 5MP - 6MP - 8MP...vv.
Chất lượng hình ảnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: chất lượng cảm biến, ống kính, các tính năng hỗ trợ WDR, IR, BLC, DNR...vv.
Có thể chủ động đánh giá độ chi tiết hình ảnh tại các thời điểm khác nhau: ngày/đêm, nắng/râm, đèn/tắt đèn... và tại các khoảng cách khác nhau 3m/5m/7m...vv để đưa ra các phương án sử dụng phù hợp.
2. Chất lượng phần cứng ảnh hưởng tới hệ thống camera như thế nào?
Trả lời:
Đối với các thiết bị thuộc hệ thống Camera nói riêng (Đầu ghi hình, camera...vv) hay các thiết bị điện tử nói chung chất lượng phần cứng thường liên quan đến khả năng hoạt động: sự ổn định, độ tin cậy, độ bền, tốc độ xử lý, khả năng tương thích với các bộ phận khác...vv.
Sự ổn định, độ tin cậy liên quan đến sự hoạt động chính xác như đã được thiết lập hay kỳ vọng, thông số cài đặt không tự nhảy, reset, hay mất cấu hình... Độ bền liên quan đến tuổi thọ của thiết bị, không dễ hư hỏng, chịu đựng được các môi trường sử dụng khắc nghiệt. Tốc độ xử lý liên quan đến cảm biến (Imager), Chíp (CPU) sẽ làm việc với dữ liệu đầu vào (ánh sáng, âm thanh, hình ảnh) và xuất ra kết quả nhanh/chậm, đúng/sai, chính xác/sai số nhiều hay ít ...vv.
Khi chúng ta xem xét các thiết bị thường được đọc các thông số do hãng sản xuất đưa ra, nhưng ít khi đọc được các thông tin cụ thể của phần cứng nếu không chú ý tìm hiểu cặn kẽ. Các thiết bị có thể giống nhau về 1 tính năng nhưng với phần cứng khác nhau thì kết quả khác nhau, chúng ta có thể cảm nhận được sự khác biệt này một cách đơn giản hay tinh tế hơn ngay khi bắt đầu sử dụng, hoặc về lâu dài mới cảm nhận được.
3. Để tăng hiệu quả, nên sử dụng camera như thế nào?
Trả lời:
Các thiết bị chỉ là công cụ, lợi ích mang lại phụ thuộc vào cách chúng được sử dụng.
Nên sử dụng camera với mục đích và kỳ vọng rõ ràng, ví dụ: mục đích để giải quyết vấn đề an ninh tại những nơi quan trọng/vắng vẻ không người qua lại, hay quản lý các hoạt động tại nơi kinh doanh/công cộng, kỳ vọng về hình ảnh có thể quan sát khuôn mặt ở khoảng cách 5-7m, thời gian sử dụng dài/ngắn, ai & ở đâu quản lý, quan sát...vv.
4. Tôi muốn lắp 1, 2 camera và chỉ cần xem trên điện thoại và máy tính?
Trả lời:
Đơn giản nhất: Dùng camera Wifi cho phép gắn thẻ nhớ lưu trữ.
5. Hiện nay tôi đang sử dụng hệ thống camera Analog cũ tôi có thể nâng cấp hệ thống lên HD được không?
Trả lời:
Có. Nâng cấp lên hệ thống camera HD có thể tận dụng được toàn bộ hệ thống dây dẫn của hệ thống Analog cũ. Chỉ cần thay Camera và đầu ghi hình.
6. Tôi nên làm những công việc gì sau khi hệ thống camera được lắp đặt xong?
Trả lời:
7. Tại sao ban đêm camera chỉ thấy hình ảnh đen trắng?
Trả lời:
Khi trời tối các đèn Led trong camera sẽ phát ánh sáng hồng ngoại, do ánh sáng hồng ngoại là ánh sáng đơn sắc nên chỉ thấy hình ảnh đen trắng.
8. Đầu ghi hình đang hoạt động có thể chụp hình được không?
Trả lời:
Khi đầu ghi đang hoạt động có thể chụp hình, xem lại, phóng to thu nhỏ vùng cần quan sát, cắt 1 đoạn clip hay trích xuất dữ liệu một cách dễ dàng mà không ảnh hưởng đến việc ghi hình.
9. Tại sao hình ảnh quan sát được trên camera thường bị cong xung quanh (rìa)?
Trả lời:
Do đặc điểm quang học (hình dạng tròn và tiêu cự) của ống kính làm cho hình ảnh bị cong (biến dạng/tang trống) xung quanh. Ống kính có góc nhìn càng rộng (tiêu cự f<2.8mm) thì hiện tượng này sẽ càng lớn.
10. Nên chuẩn bị những gì trước khi lắp đặt camera ?
Trả lời:
Tùy vào nhu cầu sử dụng:
- Để quan sát từ xa qua mạng internet: Cần đường truyền internet.
- Để quan sát tại chỗ: Cần màn hình quan sát (Tivi HD, màn chuyên dụng hoặc màn hình máy tính).
Đầu ghi hình camera chỉ như một đầu chạy đĩa xem phim bình thường nên hoàn toàn có thể sử dụng chung với Tivi đang sử dụng các thiết bị khác như: Truyền hình cáp, Tivi box, đầu đĩa...vv.
11. Tại sao khi mở xem trên điện thoại thông minh hay máy tính bảng không hiện được tất cả các camera mà chỉ được 1, 2 camera, một lúc sau mới lên hết được?
Trả lời:
Do mạng 3G,Wifi tại nơi phát/nhận yếu dẫn tới không đủ lưu lượng để chạy nhiều camera cùng lúc. Khách hàng có thể chọn từng camera để xem.
12. Xem qua mạng/Internet có cần trả phí không?
Trả lời:
Một số hãng hỗ trợ khách hàng kèm trên sản phẩm để xem vĩnh viễn không phải trả phí, một số khác thì không, phải mua và trả phí hàng năm.
13. Tôi muốn ghi lại và trao đổi âm thanh 2 chiều trong phòng có Camera quan sát được không?
Trả lời:
Một số camera hỗ trợ có sẵn Micro và loa bên trong, nếu không hỗ trợ thì phải gắn Micro và loa bên ngoài, số lượng Micro và loa phụ thuộc từng hệ thống cho phép.
14. Các chế độ cảnh báo của hệ thống camera là gì?
Trả lời:
Các chế độ cảnh báo cơ bản: phát hiện chuyển động, phát hiện mất tín hiệu (mất camera), phát hiện mắt camera bị bịt, phát hiện chất lượng hình ảnh bất thường.
Các chế độ nâng cao: Phát hiện vượt hàng rào ảo, phát hiện xâm nhập vùng cấm, phát hiện âm thanh vượt ngưỡng, phát hiện mất đồ vật.
15. Cảnh báo như thế nào?
Trả lời:
Cảnh báo bằng âm thanh, hình ảnh, tin nhắn, email tới: Đầu ghi, Điện thoại/máy tính bảng thông minh, trung tâm giám sát.
16. Hệ thống chạy 24/24 có tiêu thụ nhiều điện không?
Trả lời:
Không. Trung bình mỗi camera sử dụng 3W/giờ (và 5W khi đèn Led hồng ngoại bật), tức 1 ngày cao nhất sẽ là: 5x24=120W= 0,12 số điện.
17. Các thành phần và chi phí thường có cho 1 hệ thống camera là gì?
Trả lời:
Các chi phí thường có: Thiết bị, phụ kiện, vật tư, và nhân công.
Trả lời:
- Theo loại camera (từ thấp tới cao): Analog - HD - IP.
- Trong mỗi loại camera sẽ có các độ phân giải khác nhau (từ thấp tới cao): 1MP - 1,3MP - 2MP - 3MP - 4MP - 5MP - 6MP - 8MP...vv.
Chất lượng hình ảnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: chất lượng cảm biến, ống kính, các tính năng hỗ trợ WDR, IR, BLC, DNR...vv.
Có thể chủ động đánh giá độ chi tiết hình ảnh tại các thời điểm khác nhau: ngày/đêm, nắng/râm, đèn/tắt đèn... và tại các khoảng cách khác nhau 3m/5m/7m...vv để đưa ra các phương án sử dụng phù hợp.
2. Chất lượng phần cứng ảnh hưởng tới hệ thống camera như thế nào?
Trả lời:
Đối với các thiết bị thuộc hệ thống Camera nói riêng (Đầu ghi hình, camera...vv) hay các thiết bị điện tử nói chung chất lượng phần cứng thường liên quan đến khả năng hoạt động: sự ổn định, độ tin cậy, độ bền, tốc độ xử lý, khả năng tương thích với các bộ phận khác...vv.
Sự ổn định, độ tin cậy liên quan đến sự hoạt động chính xác như đã được thiết lập hay kỳ vọng, thông số cài đặt không tự nhảy, reset, hay mất cấu hình... Độ bền liên quan đến tuổi thọ của thiết bị, không dễ hư hỏng, chịu đựng được các môi trường sử dụng khắc nghiệt. Tốc độ xử lý liên quan đến cảm biến (Imager), Chíp (CPU) sẽ làm việc với dữ liệu đầu vào (ánh sáng, âm thanh, hình ảnh) và xuất ra kết quả nhanh/chậm, đúng/sai, chính xác/sai số nhiều hay ít ...vv.
Khi chúng ta xem xét các thiết bị thường được đọc các thông số do hãng sản xuất đưa ra, nhưng ít khi đọc được các thông tin cụ thể của phần cứng nếu không chú ý tìm hiểu cặn kẽ. Các thiết bị có thể giống nhau về 1 tính năng nhưng với phần cứng khác nhau thì kết quả khác nhau, chúng ta có thể cảm nhận được sự khác biệt này một cách đơn giản hay tinh tế hơn ngay khi bắt đầu sử dụng, hoặc về lâu dài mới cảm nhận được.
3. Để tăng hiệu quả, nên sử dụng camera như thế nào?
Trả lời:
Các thiết bị chỉ là công cụ, lợi ích mang lại phụ thuộc vào cách chúng được sử dụng.
Nên sử dụng camera với mục đích và kỳ vọng rõ ràng, ví dụ: mục đích để giải quyết vấn đề an ninh tại những nơi quan trọng/vắng vẻ không người qua lại, hay quản lý các hoạt động tại nơi kinh doanh/công cộng, kỳ vọng về hình ảnh có thể quan sát khuôn mặt ở khoảng cách 5-7m, thời gian sử dụng dài/ngắn, ai & ở đâu quản lý, quan sát...vv.
4. Tôi muốn lắp 1, 2 camera và chỉ cần xem trên điện thoại và máy tính?
Trả lời:
Đơn giản nhất: Dùng camera Wifi cho phép gắn thẻ nhớ lưu trữ.
5. Hiện nay tôi đang sử dụng hệ thống camera Analog cũ tôi có thể nâng cấp hệ thống lên HD được không?
Trả lời:
Có. Nâng cấp lên hệ thống camera HD có thể tận dụng được toàn bộ hệ thống dây dẫn của hệ thống Analog cũ. Chỉ cần thay Camera và đầu ghi hình.
6. Tôi nên làm những công việc gì sau khi hệ thống camera được lắp đặt xong?
Trả lời:
- Thao tác thường xuyên các công việc: Xem trực tiếp, xem lại, và trích xuất dữ liệu để vừa kiểm tra hoạt động của thiết bị đồng thời khi có sự kiện xảy ra có thể xử lý ngay.
- Nếu yêu cầu bảo mật cao: thay đổi mật khẩu định kỳ để đảm bảo quyền riêng tư cần thiết.
- Định kỳ vệ sinh mắt camera bằng vải mềm và chất tẩy rửa phù hợp, tránh bụi bám gây mờ.
- Nên giữ các thiết bị được thông thoáng để tránh nóng, ẩm và bụi dẫn tới giảm hiệu năng & tuổi thọ.
- Khi có biểu hiện bất thường nên hỏi hỗ trợ kỹ thuật của đơn vị lắp đặt để được hướng dẫn.
- Tùy theo nhu cầu sử dụng, tình trạng thiết bị và yêu cầu kỹ thuật, nên thực hiện định kỳ bảo trì bảo dưỡng 6 tháng/lần.
7. Tại sao ban đêm camera chỉ thấy hình ảnh đen trắng?
Trả lời:
Khi trời tối các đèn Led trong camera sẽ phát ánh sáng hồng ngoại, do ánh sáng hồng ngoại là ánh sáng đơn sắc nên chỉ thấy hình ảnh đen trắng.
8. Đầu ghi hình đang hoạt động có thể chụp hình được không?
Trả lời:
Khi đầu ghi đang hoạt động có thể chụp hình, xem lại, phóng to thu nhỏ vùng cần quan sát, cắt 1 đoạn clip hay trích xuất dữ liệu một cách dễ dàng mà không ảnh hưởng đến việc ghi hình.
9. Tại sao hình ảnh quan sát được trên camera thường bị cong xung quanh (rìa)?
Trả lời:
Do đặc điểm quang học (hình dạng tròn và tiêu cự) của ống kính làm cho hình ảnh bị cong (biến dạng/tang trống) xung quanh. Ống kính có góc nhìn càng rộng (tiêu cự f<2.8mm) thì hiện tượng này sẽ càng lớn.
10. Nên chuẩn bị những gì trước khi lắp đặt camera ?
Trả lời:
Tùy vào nhu cầu sử dụng:
- Để quan sát từ xa qua mạng internet: Cần đường truyền internet.
- Để quan sát tại chỗ: Cần màn hình quan sát (Tivi HD, màn chuyên dụng hoặc màn hình máy tính).
Đầu ghi hình camera chỉ như một đầu chạy đĩa xem phim bình thường nên hoàn toàn có thể sử dụng chung với Tivi đang sử dụng các thiết bị khác như: Truyền hình cáp, Tivi box, đầu đĩa...vv.
11. Tại sao khi mở xem trên điện thoại thông minh hay máy tính bảng không hiện được tất cả các camera mà chỉ được 1, 2 camera, một lúc sau mới lên hết được?
Trả lời:
Do mạng 3G,Wifi tại nơi phát/nhận yếu dẫn tới không đủ lưu lượng để chạy nhiều camera cùng lúc. Khách hàng có thể chọn từng camera để xem.
12. Xem qua mạng/Internet có cần trả phí không?
Trả lời:
Một số hãng hỗ trợ khách hàng kèm trên sản phẩm để xem vĩnh viễn không phải trả phí, một số khác thì không, phải mua và trả phí hàng năm.
13. Tôi muốn ghi lại và trao đổi âm thanh 2 chiều trong phòng có Camera quan sát được không?
Trả lời:
Một số camera hỗ trợ có sẵn Micro và loa bên trong, nếu không hỗ trợ thì phải gắn Micro và loa bên ngoài, số lượng Micro và loa phụ thuộc từng hệ thống cho phép.
14. Các chế độ cảnh báo của hệ thống camera là gì?
Trả lời:
Các chế độ cảnh báo cơ bản: phát hiện chuyển động, phát hiện mất tín hiệu (mất camera), phát hiện mắt camera bị bịt, phát hiện chất lượng hình ảnh bất thường.
Các chế độ nâng cao: Phát hiện vượt hàng rào ảo, phát hiện xâm nhập vùng cấm, phát hiện âm thanh vượt ngưỡng, phát hiện mất đồ vật.
15. Cảnh báo như thế nào?
Trả lời:
Cảnh báo bằng âm thanh, hình ảnh, tin nhắn, email tới: Đầu ghi, Điện thoại/máy tính bảng thông minh, trung tâm giám sát.
16. Hệ thống chạy 24/24 có tiêu thụ nhiều điện không?
Trả lời:
Không. Trung bình mỗi camera sử dụng 3W/giờ (và 5W khi đèn Led hồng ngoại bật), tức 1 ngày cao nhất sẽ là: 5x24=120W= 0,12 số điện.
17. Các thành phần và chi phí thường có cho 1 hệ thống camera là gì?
Trả lời:
Các chi phí thường có: Thiết bị, phụ kiện, vật tư, và nhân công.
Hệ thống báo động
1. Sử dụng hệ thống báo động thì có những ích lợi gì?
Trả lời:
2. Hệ thống hoạt động như thế nào?
Trả lời:
Các đầu báo nhận tín hiệu từ môi trường, truyền về tủ trung tâm và tủ trung tâm thực hiện hoạt động phân tích, nếu có tín hiệu phù hợp sẽ cảnh báo tại chỗ và ra các thiết bị kết nối từ xa.
3. Thời gian hoạt động của hệ thống như thế nào?
Trả lời:
Tuỳ điều kiện thiết lập hệ thống có cho phép một số đầu báo hoạt động 24/24, kể cả khi không kích hoạt hệ thống hay không. Thông thường hệ thống báo động chỉ hoạt động khi được kích hoạt/bật.
4. Có mấy loại HT Báo động?
Trả lời:
Có 2 loại: hệ thống không dây và có dây.
Hệ thống không dây: Các đầu báo hoạt động vào truyền tín hiệu dựa trên nguồn nuôi bằng PIN.
Hệ thống có dây: Giữa các thiết bị và tủ trung tâm sử dụng dây dẫn kết nối.
5. Khi nào thì dùng loại nào?
Trả lời:
Tuỳ theo địa hình lắp đặt, môi trường sử dụng và nhu cầu để chọn loại hệ thống phù hợp.
6. Hệ thống thông báo tới điện thoại khi có trộm bằng gì?
Trả lời:
Bằng cách sử dụng đường dây điện thoại cố định hoặc Sim điện thoại di động để thông báo đến số điện thoại của người dùng (bằng cách gọi điện thoại hoặc nhắn tin). Một số hệ thống còn hỗ trợ báo qua phần mềm và email.
7. Báo động tại chỗ như thế nào?
Trả lời:
Báo động qua chuông, còi hoặc đèn.
8. Có trường hợp báo động sai (báo động giả) không?
Trả lời:
Có. Do môi trường, thiết bị sai chức năng, và lắp đặt sai.
Chọn đúng loại thiết bị và thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ giúp hạn chế tối đa hiện tượng báo động giả/sai đến từ động vật hay môi trường xung quanh (cây cối, nhiệt độ...vv).
9. Nếu mất điện lưới đột ngột thì hệ thống còn hoạt động không?
Trả lời:
Hệ thống vẫn hoạt động trong một khoảng thời gian (số giờ nhất định) nhờ vào Ắcquy hoặc Pin đi kèm.
10. Điều gì nên làm sau khi lắp đặt hệ thống?
Trả lời:
11. Các hiện tượng đứt dây, chập dây...vv trong hệ thống có biết được không?
Trả lời:
Có. Các bất thường đều có thể nhận biết từ tủ trung tâm.
12. Khi đi xa quên bật hệ thống thì làm thế nào?
Trả lời:
Một số thiết bị/hệ thống báo động hỗ trợ bật tắt từ xa bằng điện thoại & phần mềm thông minh.
Trả lời:
- Cảnh báo ngay lập tức khi phát hiện xâm nhập làm kẻ gian từ bỏ ý định xấu.
- Cảnh báo sớm khi có dấu hiệu cháy giúp phản ứng kịp thời giảm bớt thiệt hại về người và tài sản.
- Thông báo qua điện thoại giúp người sử dụng an tâm đi xa.
2. Hệ thống hoạt động như thế nào?
Trả lời:
Các đầu báo nhận tín hiệu từ môi trường, truyền về tủ trung tâm và tủ trung tâm thực hiện hoạt động phân tích, nếu có tín hiệu phù hợp sẽ cảnh báo tại chỗ và ra các thiết bị kết nối từ xa.
3. Thời gian hoạt động của hệ thống như thế nào?
Trả lời:
Tuỳ điều kiện thiết lập hệ thống có cho phép một số đầu báo hoạt động 24/24, kể cả khi không kích hoạt hệ thống hay không. Thông thường hệ thống báo động chỉ hoạt động khi được kích hoạt/bật.
4. Có mấy loại HT Báo động?
Trả lời:
Có 2 loại: hệ thống không dây và có dây.
Hệ thống không dây: Các đầu báo hoạt động vào truyền tín hiệu dựa trên nguồn nuôi bằng PIN.
Hệ thống có dây: Giữa các thiết bị và tủ trung tâm sử dụng dây dẫn kết nối.
5. Khi nào thì dùng loại nào?
Trả lời:
Tuỳ theo địa hình lắp đặt, môi trường sử dụng và nhu cầu để chọn loại hệ thống phù hợp.
6. Hệ thống thông báo tới điện thoại khi có trộm bằng gì?
Trả lời:
Bằng cách sử dụng đường dây điện thoại cố định hoặc Sim điện thoại di động để thông báo đến số điện thoại của người dùng (bằng cách gọi điện thoại hoặc nhắn tin). Một số hệ thống còn hỗ trợ báo qua phần mềm và email.
7. Báo động tại chỗ như thế nào?
Trả lời:
Báo động qua chuông, còi hoặc đèn.
8. Có trường hợp báo động sai (báo động giả) không?
Trả lời:
Có. Do môi trường, thiết bị sai chức năng, và lắp đặt sai.
Chọn đúng loại thiết bị và thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ giúp hạn chế tối đa hiện tượng báo động giả/sai đến từ động vật hay môi trường xung quanh (cây cối, nhiệt độ...vv).
9. Nếu mất điện lưới đột ngột thì hệ thống còn hoạt động không?
Trả lời:
Hệ thống vẫn hoạt động trong một khoảng thời gian (số giờ nhất định) nhờ vào Ắcquy hoặc Pin đi kèm.
10. Điều gì nên làm sau khi lắp đặt hệ thống?
Trả lời:
- Định kỳ kiểm tra hoạt động và thay đổi mật khẩu (nếu cần).
- Thay Pin định kỳ (khuyến cáo sử dụng loại chuyên dụng: dung lượng ổn định, hoạt động bền bỉ) với các đầu báo không dây chạy bằng Pin.
- Tùy theo nhu cầu sử dụng, tình trạng thiết bị và yêu cầu kỹ thuật, nên bảo trì bảo dưỡng định kỳ 6 tháng/lần .
11. Các hiện tượng đứt dây, chập dây...vv trong hệ thống có biết được không?
Trả lời:
Có. Các bất thường đều có thể nhận biết từ tủ trung tâm.
12. Khi đi xa quên bật hệ thống thì làm thế nào?
Trả lời:
Một số thiết bị/hệ thống báo động hỗ trợ bật tắt từ xa bằng điện thoại & phần mềm thông minh.
Hỏi đáp chung về thiết bị an ninh
1. Tuổi thọ hoạt động của các thiết bị như thế nào?
Trả lời:
Tuổi thọ của sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bản thân nguyên liệu sản xuất, điều kiện lắp đặt, môi trường hoạt động, phương thức sử dụng...vv. Xét với sản phẩm đạt các chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, các thiết bị an ninh hay điện tử nói chung được thiết kế/sản xuất có tuổi thọ kỳ vọng trung bình là 5 - 7 năm, cao là 7 - 10 năm, tuỳ sản phẩm và hãng.
2. 'Vòng đời công nghệ' của các thiết bị như thế nào?
Trả lời:
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, cụ thể là Công nghệ thông tin, có lợi ích rất lớn làm cho các thiết bị thông minh hơn, khả năng kết hợp với nhau để tạo ra hiệu quả sử dụng cao hơn.
Sự phát triển nhanh khiến vòng đời công nghệ của các thiết bị an ninh cũng trở nên ngắn hơn. Vòng đời này có thể do người sử dụng quyết định dài hay ngắn khi muốn thay đổi hay chỉ đơn thuần tiếp tục dùng những gì đã có, đáp ứng đủ nhu cầu, hoặc bắt buộc phải thay đổi thiết bị để đáp ứng công nghệ mới.
Xem thêm: Vòng đời sản phẩm các thiết bị an ninh
3. Vấn đề bảo mật thông tin - cụ thể là mật khẩu, để đảm bảo sự riêng tư cá nhân?
Trả lời:
Trong quá trình lắp đặt Tâm An thường cài đặt sẵn mật khẩu cho các thiết bị và lưu trữ tại công ty để phục vụ quá trình hỗ trợ Khách hàng được thuận tiện. Các thông tin kỹ thuật, bao gồm cả mật khẩu, được Tâm An bàn giao lại cho Khách hàng quản lý.
Việc quản lý thông tin Khách hàng tại công ty Tâm An khó có thể tuyệt đối bảo mật, nên trong trường hợp cần độ bảo mật cao, Tâm An khuyến khích Khách hàng chủ động thay đổi mật khẩu, và lưu trữ cẩn thận để sử dụng cũng như cung cấp cho Tâm An khi cần.
Xem thêm: Hướng dẫn thay đổi mật khẩu
Trả lời:
Tuổi thọ của sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bản thân nguyên liệu sản xuất, điều kiện lắp đặt, môi trường hoạt động, phương thức sử dụng...vv. Xét với sản phẩm đạt các chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, các thiết bị an ninh hay điện tử nói chung được thiết kế/sản xuất có tuổi thọ kỳ vọng trung bình là 5 - 7 năm, cao là 7 - 10 năm, tuỳ sản phẩm và hãng.
2. 'Vòng đời công nghệ' của các thiết bị như thế nào?
Trả lời:
Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, cụ thể là Công nghệ thông tin, có lợi ích rất lớn làm cho các thiết bị thông minh hơn, khả năng kết hợp với nhau để tạo ra hiệu quả sử dụng cao hơn.
Sự phát triển nhanh khiến vòng đời công nghệ của các thiết bị an ninh cũng trở nên ngắn hơn. Vòng đời này có thể do người sử dụng quyết định dài hay ngắn khi muốn thay đổi hay chỉ đơn thuần tiếp tục dùng những gì đã có, đáp ứng đủ nhu cầu, hoặc bắt buộc phải thay đổi thiết bị để đáp ứng công nghệ mới.
Xem thêm: Vòng đời sản phẩm các thiết bị an ninh
3. Vấn đề bảo mật thông tin - cụ thể là mật khẩu, để đảm bảo sự riêng tư cá nhân?
Trả lời:
Trong quá trình lắp đặt Tâm An thường cài đặt sẵn mật khẩu cho các thiết bị và lưu trữ tại công ty để phục vụ quá trình hỗ trợ Khách hàng được thuận tiện. Các thông tin kỹ thuật, bao gồm cả mật khẩu, được Tâm An bàn giao lại cho Khách hàng quản lý.
Việc quản lý thông tin Khách hàng tại công ty Tâm An khó có thể tuyệt đối bảo mật, nên trong trường hợp cần độ bảo mật cao, Tâm An khuyến khích Khách hàng chủ động thay đổi mật khẩu, và lưu trữ cẩn thận để sử dụng cũng như cung cấp cho Tâm An khi cần.
Xem thêm: Hướng dẫn thay đổi mật khẩu
Công ty TNHH Giải Pháp Tâm An